Lễ khánh thành khu mộ Nhà Văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh và dòng họ Nguyễn

 

Theo chân nhà ngoại giao Nguyễn Lân Bình (nội tộc họ Nguyễn), người tổ chức chính, sáng mùng 5 tháng 12.2010, tại làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã diễn ra Lễ Khánh thành Khu mộ của nhà văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh và dòng họ Nguyễn.

Trong đoàn tham gia buổi lễ này có đông đảo thân quyến gia tộc họ Nguyễn, chính quyền và bà con nhân dân làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, và các bậc trí thức thuộc nhiều lĩnh vực gồm các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học, sử học, các nhà văn, đạo diễn điện ảnh, các nhà báo, và những độc giả ái mộ học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Đó là nhà các nhà nghiên cứu: Chương Thâu, Lại Nguyên Ân, GS Chu Hảo, đạo diễn Trần Văn Thủy, dịch giả Dương Tường, nhà NCPB Nguyễn Thị Minh Thái, TS Nguyễn Xuân Diện; các nhà văn Nguyễn Khắc Trường, Hoàng Minh Tường và nhiều người khác.

120531_monguyenvanvinh1_thumb.jpg

Khu mộ Nhà Văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh

Vào lúc 8h30 Lễ khánh thành dâng hương tưởng niệm được bắt đầu. Thay mặt cho gia tộc họ Nguyễn, ông Nguyễn Hồ, con trai út của học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã đọc bài viếng kính cáo sơn thần thổ địa về việc kính xin các vị thần linh cho phép và chứng giám lễ khánh thành khu mộ này. Sau đó, GS Chu Hảo, thay mặt cho đoàn viếng thăm từ Hà Nội phát biểu ý kiến và thắp hương tưởng niệm. Giáo sư Chu Hảo khẳng định nhà văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh đã bắt đầu sự nghiệp canh tân văn hóa đất nước bằng tiếng Pháp, là người đề xuất mạnh mẽ vấn đề  phát triển của đất nước phải trông chờ vào sự lớn mạnh của văn hóa bằng câu nói nổi tiếng: “Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở chữ quốc ngữ”; ông là người đầu tiên đưa kịch nói hiện đại vào Việt Nam, người đầu tiên khởi dựng phong trào Thơ mới bằng việc dịch Truyện ngụ ngôn của La Fontaine ra thơ tiếng Việt, người đầu tiên đưa kỹ nghệ in ấn và sản xuất báo chí vào Việt Nam; ông cũng là người đầu tiên dám bỏ chức phận sự vụ hành chính để chấn hưng thực nghiệp bằng sản xuất và buôn bán…Sự nghiệp đồ sộ của nhà văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh đã được khẳng định từ những năm trước 1945 với nhiều đánh giá, tôn vinh nồng nhiệt của chí sĩ Phan Bội Châu, học giả Nguyễn Văn Tố, nhà văn Vũ Bằng và nhiều người khác. Do điều kiện lịch sử đặc biệt, từ sau 1954 đến nay, cái nhìn về nhà văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh vẫn còn nhiều định kiến chưa thể gỡ bỏ được. Tuy thế, tên tuổi và sự nghiệp to lớn của học giả Nguyễn Văn Vĩnh càng ngày càng thu hút sự quan tâm của các bậc trí thức, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, của đồng bào cả nước.

Thay mặt cho chính quyền địa phương, ông chủ tịch xã đã phát biểu, tôn vinh công trạng của học giả Nguyễn Văn Vĩnh đối với dân làng, quê hương, đất nước và tình cảm, niềm ngưỡng mộ, lòng tự hào của dân làng đối với người con kiệt xuất của quê hương.

120531_nhavanvangia_thumb.jpg

Nhà văn Văn Giá, GS Chương Thâu thắp hương tưởng niệm

Đoàn khoa Viết văn do nhà văn Văn Giá- chủ nhiệm khoa và Mai Anh Tuấn- giáo viên của khoa đã về thăm viếng và thắp hương tưởng niệm học giả, nhà văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh cùng hai nhà thơ tài hoa Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Giang là hai người con của cụ Nguyễn Văn Vĩnh cũng nằm yên nghỉ trong khu mộ này.

(vietvan.vn)

Nguồn bài dẫn: http://vietvan.vn/vi/bvct/id2796/Le-khanh-thanh-khu-mo-nha-van-hoa-Nguyen-Van-Vinh-va-dong-ho-Nguyen/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tìm kiếm

April 2024
M T W T F S S
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  
April 2024
M T W T F S S
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Social Network