Học giả Nguyễn Văn Vĩnh, có phim rồi và bây giờ có sách

 

Thưa các quý vị độc giả!

Năm
2010, trong một chương trình truyền hình Văn hóa toàn cảnh của TTX Việt Nam nói
về học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Phần đầu của chương trình, khi được phóng viên phỏng
vấn, tôi đã liều lĩnh trả lời rằng: năm 2010 sẽ cho ra mắt cuốn sách đầu tiên về
học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Chỉ trong khoảng thời gian 10 phút của buổi phỏng vấn,
đến những giây cuối cùng, hình như có một tiếng vọng xa xôi nào đó đã nhắc tôi
rằng, tôi phát biểu như vậy là liều lĩnh…Vì thế, khi gần lúc kết thúc phần trả
lời phóng viên, tôi đã kịp chữa ngượng bằng câu: “Tuy nhiên, tôi rất áy náy về
việc ra được cuốn sách này…”. Vậy sự “áy náy” đó là gì..?! Hôm nay tôi mới có
dịp và đủ cơ sở để trình bày với các quý vị độc giả sự kiện quan trọng này. 


Tôi
xin được khẳng định, việc ra mắt công chúng sách của học giả Nguyễn Văn Vĩnh,
hay về học giả Nguyễn Văn Vĩnh là một sự kiện. Để minh chứng, tôi xin được chia
sẻ như sau: 


Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, cố nhà văn Hoàng
Tiến (1933-2013) đã trăn trở về việc nhìn nhận vai trò lịch sử của học giả
Nguyễn Văn Vĩnh, có lẽ vì thế, nên ông đã thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Nhà nước về CHỮ QUỐC NGỮ. Đề tài có mã số KX 06-17. Đề tài được Nhà xuất
bản Lao động in thành sách và phát hành tháng 4.1994 tại Hà Nội. Một phần đáng
kể trong đề tài đã đề cập đến sự nghiệp và những can dự của nhà báo Nguyễn Văn
Vĩnh đối với việc cổ xúy, vận động quần chúng nhân dân đến với chữ Quốc ngữ giai
đoạn đầu thế kỷ XX. Đáng tiếc đó là quyển 1. Những người quan tâm vẫn chờ đợi,
để gần 20 năm sau, cho đến ngày nhà văn Hoàng Tiến qua đời, công chúng cũng chưa
thấy quyển 2 ra mắt…

 

130802_Scan20003

 


Năm 2002, nhân ngày Nhà báo cách mạng Việt Nam, Hội
KHLS Việt Nam, ông Dương Trung Quốc với vai trò là Tổng thư ký của Hội đã chủ
động kết hợp cùng gia đình học giả Nguyễn Văn Vĩnh tổ chức trang trọng buổi tọa
đàm có chủ đề về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Vĩnh tại Bảo tàng Cách mạng Việt
Nam. Buổi tọa đàm này được coi như dấu mốc quan trọng trong tiến trình phục dựng
chân dung thực của nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh. Tại buổi tọa đàm này, Ban Tổ chức đã
gấp rút làm một món quà lưu niệm, mục đích dành tặng cho các vị khách đến dự.
Món quà được làm theo một cách đơn giản để kịp thời gian ngày tổ chức tọa đàm,
đó là việc lấy một số bài viết cả bằng Việt văn và Pháp văn của nhà báo Nguyễn
Văn Vĩnh (do các con ông sưu tầm và dịch ), đóng thành một cuốn, giống như sách
để làm “quà”. Có thể, do nội dung chất lượng, hình thức hay bản dịch các bài
viết tiếng Pháp của cụ Vĩnh trong cuốn gọi là “sách” đó thiếu độ chuẩn mực, nên
10 năm qua đi, phản hồi từ sản phẩm văn hóa đó hầu như không đáng kể…Là người
chứng kiến và đứng trong cuộc, tôi cũng đồng ý với lý do khá sâu sắc của sự im
lặng này!


Năm
2003, qua sự giới thiệu của những người có quan hệ, tôi đã liên hệ với Nhà Xuất
bản, Công ty Văn hóa Tràng An nơi có sự hợp tác và giúp đỡ của nhà thơ Bằng
Việt. Lúc đó, chúng tôi chỉ hướng đến việc, sẽ cho in tái bản một vài tác phẩm
dịch của Nguyễn Văn Vĩnh. Công ty Văn hóa Tràng An đã chủ động hoàn toàn về mặt
tài chính cho công việc này.Tuy nhiên, qua những trao đổi vội vã, những cố gắng
đơn thuần, và cả sự am hiểu ít ỏi của tôi trong lĩnh vực xuất bản, nên đáng
tiếc, chúng tôi cũng không đi đến kết quả nào.


Cũng
vào năm 2003, trong những mối quan hệ đa chiều, tôi được giới thiệu với Nhà Xuất
bản Đà Nẵng. Tôi đã hy vọng và tin rằng với quy mô và uy danh của một nhà xuất
bản lớn, chắc sẽ làm được cái gì đó. Tôi quyết định vào Đà Nẵng, gặp gỡ và trao
đổi với người có trách nhiệm của NXB, xong, thời gian trôi đi, tôi cũng không
nhận được phản hồi cần thiết nào.


Vào
thời điểm đó, đã có người có danh rất nổi, khi bàn việc xuất bản sách về Nguyễn
Văn Vĩnh, đã nói trắng phớ với tôi rằng: “cậu làm làm sao được, cậu cứ chuyển
tất cả những gì liên quan đến cụ Vĩnh đến đây. Phải là bọn tôi…!”.


Sau
những diễn biến này, việc làm sách về học giả Nguyễn Văn Vĩnh càng thôi thúc tôi
đi tìm những nhân vật, những địa chỉ, nói đúng ra, tôi đi tìm cơ duyên cho
nguyện vọng này của mình. Tôi tự nhìn nhận, chủ quan xem xét, đánh giá, tìm kiếm
một vài người “tài” trong lĩnh vực làm sách, gặp gỡ, trao đổi, tâm sự về đề tài
Nguyễn Văn Vĩnh với hy vọng… duyên kỳ ngộ!


Tôi
chưa bao giờ mảy may thất vọng trên những chặng đường dài liên quan đến đề tài
Nguyễn Văn Vĩnh. Chưa khi nào! Tôi hiểu khá thấu đáo cái lối tư duy trong một xã
hội trầm kha với căn bệnh háo danh, sợ danh và thích danh. Tôi đồ rằng, việc một
người không có danh, lại mong làm việc lớn là rất khó. Vì vậy, việc tôi: một kẻ
“vớ vẩn”, “ngoại đạo”, làm gì có chuyên môn…sẽ khó để cho các đối tác tin và
hợp tác là đúng quá rồi. Người ta còn quan tâm đến danh cả của những ai đó ngay
cả khi đi viếng tang, chứ không phải chỉ với những loại hình công việc có tính
để đời.



Theo
tôi, vong hồn người quá cố trong những cỗ quan tài ở những đám tang chắc chắn sẽ
chẳng “xúc động” bởi hàng loạt cái chức danh được khuếc đại qua hệ thống âm
thanh ở nơi tang lễ, điều này chỉ nhằm phục vụ người sống. Nhưng tất cả những ai
khi còn tồn tại trên cõi dương dan và sống có lương tâm, lúc chết đều mong những
người thân đang sống sẽ dũng cảm làm tiếp những phần việc mà lúc còn sống, người
chết chưa làm xong hoặc chưa làm được. Chứ đâu phải chỉ là những giọt nước mắt,
những vòng hoa to, hay những phong bì dày! Tôi tin tưởng tuyệt đối như
thế!


Tính
từ đó đến nay, tôi không còn nhớ đã bao nhiêu người, bao nhiêu lần và ở bao
nhiêu nơi, tôi đã nhận được cây hỏi: này cậu, sao đến lúc này vẫn chưa thấy một
cuốn sách nào về Nguyễn Văn Vĩnh nhi?


Một
kẻ ngoại đạo như tôi, làm sao có thể trả lời được câu hỏi quá lớn này, mà thoáng
qua, tưởng như hỏi chỉ để mà hỏi! Nhưng không phải, tôi hiểu, đó chính là câu
hỏi của lịch sử, của sự đòi hỏi vận động có tính quy luật của xã hội, của chính
lương tâm những người xót xa khi nghĩ đến đến đời sống văn hóa, đến sự minh bạch
của lịch sử, và trên nữa (theo tôi) đến sự thật! Bởi lẽ, cho đến lúc này, sự
thật về toàn bộ con người và sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh vẫn là một nỗi khát
khao muốn hiểu của bất kỳ ai khi nghe nói đến danh của ông.


Những
năm gần đây, đặc biệt từ khi ra đời bộ phim tài liệu “Mạn đàm về Người Man di
hiện đại”, ngày càng có nhiều, rất nhiều người để tâm đến đề tài nhà báo Nguyễn
Văn Vĩnh. Đã xuất hiện những nhà văn, nhà báo đặt mong muốn và tỏ ra quyết tâm
viết sách về Nguyễn Văn Vĩnh. Khi họ trao đổi với tôi, tôi hoàn toàn chia sẻ và
luôn mong muốn được hợp tác với những người đó và mong người đó sẽ thực hiện
thành công dự định của mình. Chết nỗi, ở đời, từ mong muốn đến thực hiện, rồi từ
việc thực hiện đến kết quả, là những chặng đường chẳng bao giờ xác định được.
Hình như cổ nhân luôn nhắc đến cái tính nhân duyên trong kiếp người, đôi khi, có
những việc người ta cố mãi nó chẳng tới, và ngược lại có những việc xuôi chèo
mát mái ngay từ đầu, rồi người ta bảo vì nhờ có duyên… điều này chẳng dành
riêng cho một lĩnh vực nào. Tuy nhiên, nếu đã có nhân duyên, nhưng lại thiếu mất
duyên phận cũng thật nan giải. Vì, phận mà mỏng thì mau tắt, mà duyên nhạt lại
mau phai. Đúng là khó!


Đề
tài Nguyễn Văn Vĩnh mãi mãi sẽ là “khó”. Khó bởi lẽ ông là con người có một lịch
sử hoạt động cực kỳ đa dạng. Một con người chịu sự đối ứng gay gắt của các hệ
thống cầm quyền với những định kiến nặng nề, thậm chí cả sự thị phi. Cho nên, để
hiểu một cách hệ thống những diễn biến trong cuộc đời của ông, phải đọc những gì
ông để lại, đọc những gì những người đương thời nhìn nhận, đánh giá và ghi chép
về ông, mới hy vọng tháo bỏ được những định kiến và thiên kiến của quá khứ. 


Đã
có không ít người tài, có chuyên môn sâu ở nhiều lĩnh vực khác nhau tìm đến, can
dự với đề tài Nguyễn Văn Vĩnh, nhưng sau một thời gian đã không kiên nhẫn được,
thậm chí còn xa lánh…Hình như họ ái ngại điều gì đó mà không thể nói ra. Theo
tôi, cũng không ngần ngại để có thể nói: những người đó đã không yên tâm để đi
xa hơn, vì nếu đi xa hơn, họ lo sẽ lạc mất ý tưởng ban đầu của mình… Nhân
đây, tôi muốn xin nhấn mạnh một nhận thức, theo tôi là cốt lõi về học giả Nguyễn
Văn Vĩnh rằng: Nguyễn Văn Vĩnh là mẫu người sống một cuộc đời không bao giờ vì
lợi, vì danh và tận tâm đến cùng với những điều mình theo đuổi. Cái danh của ông
có được lúc sinh thời, là do chính đồng bào của ông đặt cho ông. Còn ông, ông
luôn khẳng định: Tôi chỉ là người thường. Tôi chỉ là người
thường!


Tôi
có được nhận thức này là nhờ việc đã đọc hàng nghìn trang viết của ông, nhờ
những cơ may mà những người có tấm lòng ở mọi phương trời với Nguyễn Văn Vĩnh đã
trao gủi những tư liệu quý giá về ông, làm cơ sở để hiểu về ông một cách khá
toàn diện. Vậy nên, nếu chả may đã có ai đó, khi làm đề tài này theo cách nghĩ,
làm chỉ để mà làm, hoặc làm cho xong việc, sẽ là trái với bản chất, với căn cốt
của chính đối tượng mình để tâm. Điều này cũng là sự lý giải cho những trường
hợp đã đến và đã đi trước đề tài học giả Nguyễn Văn Vĩnh.


Biết
ơn Tạo hóa, biết ơn những người thân và bạn bè chí cốt, tôi đã nghĩ, sẽ cùng
những cộng sự chân thành, những người tận tâm với danh dự của học giả Nguyễn Văn
Vĩnh, chúng tôi quyết định làm sách. Chúng tôi cũng tin rằng, việc có sách về
Nguyễn Văn Vĩnh, sẽ giúp cho những người quan tâm đến sự nghiệp văn hóa của ông,
quan tâm đến sự thật lịch sử về Nguyễn Văn Vĩnh, quan tâm đến lòng tự hào về trí
tuệ Việt Nam, sẽ có được những hiểu biết sát thực. 


Chúng
tôi cũng mong muốn thông qua những cuốn sách này, và những cuốn sách sẽ xuất
bản, sẽ giúp cho những cố gắng của các bậc chú bác trong nhiều thập kỷ qua, đã
dày công làm công việc sưu tầm, góp nhặt tư liệu về học giả Nguyễn Văn Vĩnh mà
không kỳ vọng, hay tham vọng điều gì. Họ chỉ mong muốn chứng minh cái bản chất
sạch sẽ của người quá cố, chứng minh cái có thật chứ không phải cái được hình
thành từ những thiên kiến nhất thời.


Kính
thưa các quý vị độc giả thân mến!


Bộ
sách mang tên “LỜI NGƯỜI MAN DI HIỆN ĐẠI”. Bộ sách có 14 tập, xuất bản cả bằng
Việt văn và Pháp văn và được in riêng biệt. Bên cạnh đó, cuốn sách “Nguyễn Văn
Vĩnh là ai?” được in độc lập, là cuốn sách bổ trợ cho bộ sách 14 tập. Sách do
Nhà Xuất bản Trí thức phát hành và kế hoạch hoàn thành tập cuối cùng sẽ vào mùa
Hè năm 2015.


Trân
trọng!


Nguyễn Lân Bình. Hà Nội, 28.7.2013. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tìm kiếm

April 2024
M T W T F S S
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  
April 2024
M T W T F S S
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Social Network